Sản phẩm tiêu biểu

Sản phẩm được quan tâm nhiều nhất tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tiến Thịnh Phát

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 5

Hôm nay 45

Hôm qua 123

Tháng trước 3638

Tổng truy cập 174132

Xuất khẩu 2017 sẽ có nhiều khởi sắc

Đăng lúc 02:46 AM ngày 20.12.2016 562

Tại Diễn đàn Quản trị cung ứng hướng đến năm 2017 do Vietnam Supply Chain tổ chức vào cuối tuần này, hơn 100 chuyên gia quản trị cung ứng và doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực và ngành nghề đã thảo luận về xu hướng thị trường trong nước, sản xuất xuất khẩu, xu hướng tiêu dùng, công nghệ, vấn đề nguồn nhân lực, những thách thức, cơ hội và tầm nhìn cho năm 2017

Xây dựng uy tín với cộng đồng

Theo các chuyên gia tham dự diễn đàn, nhìn chung năm 2016 là một năm thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Trong nhóm các quốc gia châu Á đang phát triển, Việt Nam đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 6,7%, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 được dự báo đạt 6,5%. Hiện cả nước có hơn 101.500 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 35,5 tỷ USD, tăng 17,1% về số doanh nghiệp và 48,1% về vốn so với cùng kỳ 2015. Số vốn trung bình của một doanh nghiệp mới đăng ký là 345,7 nghìn USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ 2015... sẽ là những động lực giúp doanh nghiệp phát triển.

Đại diện của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đặt vấn đề về tầm quan trọng của trách nhiệm cộng đồng và nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng uy tín đối với cộng đồng bằng cách đáp ứng những kỳ vọng của xã hội không chỉ ở cấp độ thương mại về giá cả và chất lượng, mà còn ở cấp độ lợi ích và phúc lợi bền vững. Khoảng giữa năm 2017, doanh nghiệp cần chú ý tới ISO 20400, chú trọng về chuỗi cung ứng bền vững.

Tại hội thảo doanh nghiệp và chuyên gia đại diện cho những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, dệt may, điện điện tử cũng chia sẻ quan điểm về những trở ngại cũng như thuận lợi của Việt Nam khi sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu.

Liên quan đến chính sách tiền lương, các doanh nghiệp cho biết về việc mức lương tối thiểu trong năm 2017 sẽ tăng 7,3%, ít hơn so với những năm trước có thể được coi là thuận lợi nhỏ đối với doanh nghiệp, vì trên thực tế, đứng trước áp lực cạnh tranh, doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao hơn cho công nhân để giữ công nhân làm việc lâu dài.

Một doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng điện điện tử hàng đầu cho biết, Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất toàn bộ hàng hòa xuất khẩu cho những thị trường chính của họ trên thế giới. Các doanh nghiệp đều cho rằng mức lương của Việt Nam trong nhiều năm tiếp theo sẽ vẫn có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Nhìn chung các doanh nghiệp cho rằng mặc dù năng suất lao động của người Việt Nam còn thấp, nhưng tâm thức cởi mở với những đổi mới của người Việt khiến cho việc triển khai những dự án cải thiện ở các nhà máy sản xuất rất thuận lợi.

Về vấn đề ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp đều cho rằng việc chuẩn bị sẵn sàng để nâng cấp và thích ứng với xu hướng công nghê mới là rất quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nêu ra mong đợi về việc số hóa quy trình và thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa để giảm thời gian thông quan, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.

Công nghệ hóa dịch vụ Logistics

Liên quan đến quy trình XNK hàng hóa, đại diện của các doanh nghiệp logistics nội địa và quốc tế chia sẻ tình hình kinh doanh năm 2016 tương đối thuận lợi và tin tưởng vào triển vọng trong năm 2017. Một bài học quan trọng đối với các doanh nghiệp logistics trong năm qua là trường hợp của điện thoại Samsung Galaxy Note 7. Những mặt hàng điện thoại giá trị cao như Samsung thường được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo cung ứng nhanh cho các thị trường.

Tuy nhiên, vì rủi ro cháy nổ lớn mà dòng điện thoại này không được phép đưa lên máy bay, gây trở ngại cho chuỗi cung ứng của Samsung và bài toán khó cho đối tác dịch vụ logistics của Samsung.

Ngoài ra, doanh nghiệp logistics cũng nhận thấy xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành logistics. Những bước tiến của lĩnh vực trí tuệ thông minh hiện được các doanh nghiệp hàng đầu thế giới triển khai thử nghiệm và có những kết quả khả quan sẽ là bàn đạp để trí tuệ thông minh được hiện thực hóa sớm. Một công nghệ hiện đang được thử nghiệm là “Thư ký thông minh” hoàn toàn thay thế vai trò của một người thư ký với chức năng tự động liên hệ, giao tiếp và sắp xếp lịch hẹn cho các giám đốc, học và hiểu được những thói quen và sở thích của người giám đốc để không ngừng cải thiện.

Đối với lĩnh vực kho vận, hiện nay những nghiên cứu về robot có thể thay thế con người thực hiện những thao tác soạn hàng, di chuyển hàng hóa và kiểm đếm hàng hóa đang được tiến hành và đã được thử nghiệm bởi các doanh nghiệp dẫn đầu. Nhiều ý kiến cho rằng tương lai robot của thế giới có thể được nghiên cứu và phát triển ở những cường quốc kinh tế nhưng khả năng cao sẽ được sản suất bởi những quốc gia như Việt Nam.

Ngoài ra, công nghệ cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn với thành công của ngành logistics khi mà thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những doanh nghiệp thương mại điện tử hiện đã có những bước tiến trong việc sử dụng các thuật toán phân tích khối lượng dữ liệu số lớn để dự báo được người tiêu dùng sẽ mua gì trước khi bản thân họ biết họ cần sản phẩm đó. Như vậy việc mua bán qua mạng sẽ trở nên rất nhanh và năng động, và dịch vụ logistics cần phải bắt kịp được nhịp độ đó bằng những công nghệ thông minh.

Hầu hết các doanh nghiệp đều cảm thấy lạc quan vào kinh tế năm 2017. Mặc dù TPP có thể sẽ không được thông qua, nhưng điều đó cũng không thay đổi thực tế Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn xuất khẩu vào Mỹ. Ngoài TPP, Việt Nam còn có thể kỳ vọng vào những hiệp định thương mại khác như Hiệp định thương mại Á-Âu được dự báo sẽ tăng 2,27% vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam


Tin cùng chuyên mục