Ông cho biết: “Những năm trước đây khi chưa biết đến giống lúa lai Arize B-TE1 tôi sử dụng những loại giống khác. Năng suất không cao đã đành mà có khi còn mất trắng. Nhưng từ khi được tham gia các hội thảo tìm hiểu về canh tác giống lúa lai Arize B-TE1 vào năm 2008 và tham quan đánh giá thực tế đồng ruộng trồng lúa này tôi mạnh dạn thay đổi giống lúa. Với đặc điểm giống lúa dễ canh tác vì thích nghi và chịu phèn, mặn khá, chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật thấp, tôi chỉ cần phun thuốc dưỡng hai lần là an tâm vì kháng đạo ôn rất mạnh.
Về phân bón thì như các giống lúa khác, nhưng tôi chỉ cần lưu ý tăng thêm lượng kali vào cữ phân cuối giúp lúa cứng cây và vỏ hạt chắc hơn mới đảm bảo. Giống lúa này lại cho năng suất cao và ổn định. Trước đây vì lợi nhuận của con tôm mà chúng tôi thường bỏ quên cây lúa. Nhưng từ khi áp dụng thành công mô hình luân canh lúa - tôm, vừa trúng lúa lại trúng tôm.
Cho đến nay, đây là năm thứ 7 tôi canh tác và liên tiếp trúng vụ nhờ giống lúa lai Arize B-TE1. Với diện tích trồng lúa tôm trên 50 công, trừ hết chi phí tôi thu được 2,5 triệu đồng/công. Như vậy, mỗi vụ mùa tôi cũng lãi được khoảng 125 triệu”.
Ông còn chia sẻ thêm trong niềm vui phấn khởi về những thành tựu của mấy người con: “Khi con trai đầu đang học lớp 12 mong muốn của cháu là thi vào đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó cũng là thời điểm lần đầu tiên tôi trồng thử nghiệm giống lai Arize B-TE1 nên vô cùng hồi hộp, lo lắng bởi nếu lỡ có bề gì, chắc gì sự nghiệp học hành của nó đã được tiếp tục.
Nhưng cùng với sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của các anh kỹ sư nông nghiệp từ công ty Bayer đã mang lại thành quả năng suất cao, hiệu quả lớn. Giờ đây, con trai đầu của tôi đã hoàn thành 4 năm học đại học cũng nhờ gia đình thu lãi thông qua mô hình lúa- tôm với giống lúa lai arize B-TE1. Hiện tại tôi vẫn dư dả để lo cho hai đứa con đang học đại học năm 2 và năm 3 tại thành phố. Mỗi mùa Tết đến xuân về tôi không còn lo lắng thiếu kinh phí với những khoảng chi trong ngày đầu năm nữa”.
Arize B-TE1 là giống lúa lai 3 dòng do Cty Bayer lai tạo và sản xuất tại Ấn Độ được thương mại hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mỗi năm có khoảng 100.000 nông dân canh tác giống lúa này với trên 10.000 tấn giống.
Ở Việt Nam, lúa lai B-TE1 được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia từ năm 2007 và đã được đánh giá là giống lúa tốt nhất cho mô hình lúa - tôm. Và đến nay, giống lúa lai này đã được nhiều nông dân lựa chọn đưa vào sản xuất thay cho giống lúa thuần tại địa phương. Một sự thay đổi mang tính cách mạng cả ở khía cạnh kinh tế lẫn khía cạnh đời sống cho người nông dân.
Theo cách nhà khoa học, với những hiệu ứng thay đổi khí hậu như hiện nay, môi trường nuôi trồng thường xuyên biến động do nhiệt độ chênh lệch cao giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm. Bên cạnh đó, việc xâm nhập mặn liên tục đã tạo ra một hệ sinh thái mới khiến người nông dân ở Kiên Giang phải xoay vòng giữa nuôi tôm và trồng lúa.
Trong những tháng đầu năm, vào mùa khô, khi độ mặn của đất trong khu vực tăng, người nông dân bắt đầu nuôi tôm. Khi những cơn mưa lớn đến vào mùa hè, độ mặn của đất được rửa sạch và người nông dân buộc phải chuyển sang trồng lúa với hiệu quả lợi nhuận thấp cho đến khi độ mặn của đất tăng trở lại.