Sản phẩm tiêu biểu

Sản phẩm được quan tâm nhiều nhất tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tiến Thịnh Phát

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 2

Hôm nay 31

Hôm qua 115

Tháng trước 2708

Tổng truy cập 146309

Một số giống lúa chịu mặn nổi bật

Đăng lúc 02:12 AM ngày 09.04.2016 791

(Mard-17/03/2016): Vừa qua Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã chỉ đạo các viện thành viên (Viện Lúa ĐBSCL và Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có khả năng chống chịu cao với điều kiện mặn.

 

Trước diễn biến gia tăng mức độ xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, vừa qua Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã chỉ đạo các viện thành viên (Viện Lúa ĐBSCL và Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có khả năng chống chịu cao với điều kiện mặn.
Trước mắt, VAAS đã yêu cầu các viện thành viên rà soát và lựa chọn các giống đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và chứng minh được khả năng chống chịu mặn khá để kịp thời phục vụ cho sản xuất vụ hè thu năm 2016. Xin giới thiệu cùng bạn đọc đặc điểm của một số giống nổi bật:
1. OM6976
Giống được công nhận chính thức năm 2011, đang sử dụng phổ biến ở một số tỉnh như Long An, Kiên Giang, An Giang...
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày, cao cây 95 - 100cm, dạng hình đẹp, rất cứng cây, đẻ nhánh ít, bông to - chùm, đóng hạt dầy, khối lượng nghìn hạt trung bình (25 - 26gr). Năng suất 6 - 9 tấn/ha.
Phẩm chất: Tỷ lệ gạo nguyên 50 - 55%, bạc bụng cấp 3, dài hạt trung bình, hàm lượng amylose 24 - 25%, hàm lượng sắt cao (6,9 - 7,01 mg/kg).
Tính chống chịu: Chống chịu rầy nâu trung bình (cấp 3 - 5), nhiễm đạo ôn (cấp 5 - 7), nhiễm bạc lá (cấp 5).
Chịu mặn 3 - 4‰, chịu phèn tốt.
Tính thích nghi: Canh tác được các vụ trong năm và thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
2. OM251
Giống được công nhận chính thức năm 2004.
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, chiều cao cây 90 - 100cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26 - 28gr. Năng suất 5 - 8 tấn/ha.
Phẩm chất: Hạt gạo dài, gạo trong, hàm lượng amylose 24 - 25%.
Tính chống chịu: Giống hơi nhiễm rầy nâu cấp 3 - 5, đạo ôn cấp 3 - 5, bạc lá cấp 5.
Chịu mặn 3 - 4‰.
Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
3. OM5629
Giống được công nhận chính thức năm 2011.
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày, cao cây 100 - 105cm, rạ cứng, đẻ nhánh khỏe. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 27 - 28gr. Năng suất 6 - 8 tấn/ha. Phẩm chất: Hạt gạo dài 7,1mm, gạo trong, bạc bụng cấp 1, hàm lượng amylose 24,5%.
Tính chống chịu: Giống phản ứng kháng với rầy nâu cấp 3, hơi nhiễm với đạo ôn cấp 3 - 5. Chịu mặn 4-6 ‰, chịu phèn tốt.
Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL, đặc biệt vùng phèn mặn.
4. OM8017
Giống được công nhận chính thức năm 2014.
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, chiều cao cây 95 - 100cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khỏe. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26 - 27gr. Năng suất 7 - 9 tấn/ha.
Phẩm chất: Tỷ lệ gạo nguyên cao 51 - 53%, không bạc bụng. Dài hạt, chất lượng gạo tốt, cơm mềm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hàm lượng amylose 22%, hàm lượng sắt trong gạo trắng 6,7 - 6,9 mg/kg.
Tính chống chịu: Giống hơi kháng với rầu nâu cấp 3 - 5 và đạo ôn cấp 3 - 4.
Chịu mặn 3 - 4‰, chịu phèn khá.
 Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
5. OM9921
Giống được công nhận sản xuất thử 2015.
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày, chiều cao cây 95 - 105cm, dạng hình đẹp, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khỏe. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26 - 27gr. Năng suất 7 - 8 tấn/ha.
Phẩm chất: Hạt gạo không bạc bụng, thơm đậm ở vùng nhiễm mặn, dài hạt >7mm, trắng đục hạt lựu chất lượng gạo tốt, cơm dẻo, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hàm lượng amylose 17-18%. Tính chống chịu: Chống chịu trung bình với rầy nâu cấp 3 - 4, hơi nhiễm đạo ôn cấp 3 - 6. Chịu mặn 4‰, chịu phèn khá.
Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
6. OM8108
Giống được công nhận sản xuất thử năm 2014. Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, chiều cao cây 100 - 103cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26 - 27gr. Năng suất 6 - 8 tấn/ha.
Phẩm chất: Tỷ lệ bạc bụng thấp, hạt gạo dài hạt >7mm, thon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hàm lượng amylose 24 - 25%.
Tính chống chịu: Chống chịu trung bình với rầy nâu cấp 5, hơi nhiễm đạo ôn cấp 5 - 7.
Chịu mặn 4‰, chịu phèn khá.
Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
7. OM6677
Giống đang được đề nghị công nhận chính thức năm 2014
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày, chiều cao cây 100 - 105cm thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 26 - 27gr. Năng suất 5 - 8 tấn/ha.
Phẩm chất: Tỷ lệ bạc bụng thấp, hạt gạo dài hạt >7mm, thon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hàm lượng amylose 22 - 23%.
Tính chống chịu: Chống chịu trung bình với rầy nâu cấp 4 - 5, nhiễm nhẹ đạo ôn cấp 5, bạc lá cấp 5.
Chịu mặn 4 - 6‰, chịu phèn khá. Tính thích nghi:
Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
8. OM10252
Giống đang được đề nghị công nhận sản xuất thử.
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, cứng cây, khả năng đẻ nhánh tốt, bông chùm. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 25 -26gr. Năng suất 7 - 9 tấn/ha. Phẩm chất: Tỷ lệ bạc bụng thấp, hạt thon, dài hạt > 7mm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hàm lượng amylose 20 - 21%.
Tính chống chịu: Chống chịu trung bình với rầy nâu cấp 4 - 5, nhiễm đạo ôn cấp 5 - 7, nhiễm bạc lá cấp 5.
Chịu mặn 4 - 6‰, chịu phèn khá (mang gene ngập và mặn).
Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
9. OM6162
Giống được công nhận chính thức năm 2010.
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày, cao cây 100cm, giống có dạng hình đẹp khi chín, bông to, bông chùm đóng hạt dày. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 28 - 29gr. Năng suất 6 - 8 tấn/ha.
Phẩm chất: Tỷ lệ gạo nguyên cao, không bạc bụng, mùi thơm nhẹ, hạt gạo thon, dài hạt > 7mm, gạo trong ngon cơm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hàm lượng amylose 20%.
Tính chống chịu: Chống chịu trung bình với rầy nâu cấp 4 - 5, nhiễm đạo ôn cấp 5 - 7, nhiễm bạc lá cấp 5.
Chịu mặn 3 - 4‰.
Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL
10. OM4900
Giống được công nhận chính thức năm 2009.
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 100 - 105 ngày, chiều cao cây 95 - 100cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 28 - 29gr. Năng suất 7 - 8 tấn/ha.
Phẩm chất: Hạt gạo trong, không bạc bụng, dài hạt 7 - 7,3mm, cơm mùi thơm nhẹ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hàm lượng amylose 16%. Tính chống chịu: Giống hơi kháng rầy nâu cấp 3 - 5, hơi nhiễm đạo ôn cấp 5, nhiễm bạc lá cấp 7 - 9. Chịu mặn 2 - 3‰. Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
11. OM5451
Đặc tính nông học: Giống có thời gian sinh trưởng 93 - 102 ngày, cao cây 100 - 110cm , thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá. Khối lượng nghìn hạt trung bình từ 25 - 26gr. Năng suất 6 - 8 tấn/ha.
Phẩm chất: Tỷ lệ gạo nguyên 55%, tỷ lệ bạc bụng thấp, dài hạt 7 - 7,3mm, gạo trong ngon cơm, mùi thơm cấp 1 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hàm lượng amylose 18% , hàm lượng sắt trong gạo cao (6,7 - 6,8 mg/kg gạo trắng).
Tính chống chịu: Giống hơi nhiễm với rầy nâu cấp 5, nhiễm đạo ôn cấp 7. Chịu mặn 2 - 3‰, chịu phèn khá.
Tính thích nghi: Thích hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.

 

(NNVN)

Tin cùng chuyên mục