Sản phẩm tiêu biểu

Sản phẩm được quan tâm nhiều nhất tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tiến Thịnh Phát

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 3

Hôm nay 126

Hôm qua 154

Tháng trước 2729

Tổng truy cập 146558

FAO: Nhập khẩu gạo châu Á năm 2016 giảm 10% và dự báo năm 2017

Đăng lúc 01:45 AM ngày 06.12.2016 564

Hầu hết suy giảm nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2016 tập trung tại khu vực châu Á. Theo dự đoán của FAO, nhập khẩu gạo tại châu Á năm 2016 có thể giảm 10% so với năm 2015 xuống còn 20,9 triệu tấn. Bangladesh dẫn đầu khuynh hướng giảm nhập khẩu khi FAO dự báo nhập khẩu gạo của nước này sẽ giảm rất mạnh từ 1,1 triệu tấn năm 2015 xuống còn 150.000 tấn trong năm nay. Nguyên nhân là do sản xuất liên tiếp bội thu, khiến giá gạo nội địa giảm xuống thấp hơn giá tại các nước xuất khẩu lân cận. Ngoài ra, nhập khẩu giảm cũng do chính phủ Bangladesh áp dụng các biện pháp bảo hộ mạnh hơn, khi tăng liên tục thuế nhấp khẩu, và lần gần đây nhất, thuế nhập khẩu gạo của nước này đã lên tới 25%.

Giảm nhập khẩu gạo đứng ngay sau Bangladesh là Philippines. FAO dự báo nhập khẩu gạo của Philippines sẽ giảm từ 2 triệu tấn năm 2015 xuống còn 1,35 triệu tấn trong năm nay. Trong nửa đầu năm 2016, nhập khẩu gạo của Philippines giảm đến 32%, do dự trữ nội địa dồi dào và giá chào bán trên thị trường nội địa ổn định nên NFA hoãn các hoạt động mua mà thông thường vẫn diễn ra để đảm bảo nguồn cung sẵn có trong mùa sản xuất thấp điểm. Chính phủ Philippines chỉ quay trở lại thị trường từ cuối tháng 8 và mua 250.000 tấn gạo thông qua hợp đồng G2G và bóng gió khả năng sẽ đẩy 250.000 tấn còn lại sang năm 2017. Philippines cũng chấp thuận uy thác cho khu vực tư nhân nhập khẩu 805.200 tấn gạo hồi tháng 9 vừa qua, theo một phần cam kết Lượng tiêp cận tối thiểu (Minimum Access Volume – MAV). Tuy nhiên, một phần trong lượng nhập khẩu này sẽ được thực hiện trong năm 2017.

Nhập khẩu gạo của Indonesia cũng được dự báo giảm. FAO dự báo nhập khẩu gạo của Indonesia năm 2016 sẽ đạt 1,25 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2015 và giảm 550.000 tấn so với dự đoán hồi tháng 7 của tổ chức này. FAO hạ dự báo nhập khẩu gạo của Indonesia do nhập khẩu gạo của chính phủ giảm khi sản xuất nội địa có thể bù đắp giảm nhập khẩu của khu vực công. Cơ quan ngũ cốc nhà nước Bulog cho biết đến giữa tháng 9/2016, cơ quan này đã thu mua 2,4 triệu tấn gạo, tăng từ mức 1,8 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái và vẫn còn cơ hội tiếp tục mua để đạt mục tiêu thu mua 3,2 triệu tấn trong năm 2016 nhờ còn vụ thu hoạch trong vụ lúa muộn sắp tới. Do đó, phần lớn kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2016 của Indonesia là các hợp đồng mua từ cuối năm 2015 và giao hàng vào đầu năm 2016 để giảm nhẹ ảnh hưởng của sản xuất suy giảm gây ra bởi hiện tượng El Nino. Phần thu mua còn lại dự kiến sẽ được ủy thác cho khu vực tư nhân thu mua gạo đặc sản và gạo tấm. FAO cho rằng khu vực tư nhân của Indonesia sẽ tăng nhập khẩu trong nửa cuối năm 2016, sau khi chỉ nhập 76.000 tấn trong nửa đầu năm 2016, giảm mạnh 61% so với cùng kỳ năm 2015.

Nhập khẩu gạo năm 2016 của Trung Quốc được FAO dự báo sẽ giảm 5% xuống còn 6,3 triệu tấn do những nỗ lực của nước này trong kiểm soát thương mại gạo qua biên giới với Việt Nam và Myanmar. Tuy nhiên, lượng gạo nhập khẩu tiểu ngạch giảm của Trung Quốc sẽ được bù đắp bởi lượng gạo nhập khẩu chính ngạch tăng. Do giá gạo nội địa cao nên động lực nhập khẩu tại Trung Quốc tiếp tục được duy trì và lượng gạo nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2016 tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,3 triệu tấn.

Bất chấp triển vọng sản xuất nội địa tiêu cực, Sri Lanka được cho là vẫn có đủ nguồn cung dự trữ để đáp ứng nhu cầu mà không phải nhập khẩu thêm. FAO dự báo năm 2016, Sri Lanka chỉ nhập khẩu 30.000 tấn, giảm mạnh so với mức 300.000 tấn trong năm 2015. Thuế nhập khẩu cao cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới nhập khẩu giảm.

Dự trữ dồi dào thông qua một loạt hợp đồng mua trong năm 2015 cũng khiến FAO hạ dự đoán nhập khẩu gạo của Afghanistan, Saudi Arabia, UAE và Đông Timor trong năm 2016. Nhập khẩu gạo năm 2016 của Yemen cũng giảm do những biện pháp hạn chế tiếp cận ngoại tệ và xung đột tiếp diễn.

Suy giảm nhập khẩu tại các nước này lớn hơn so với mức tăng nhập khẩu tại một số nước khác. Ví dụ, dỡ bỏ các rào cản nhập khẩu khiến nhập khẩu gạo của Iran được dự đoán sẽ phục hồi lên mức 1,1 triệu tấn trong năm 2016. Sản xuất nội địa thất bát cũng khiến Nepal và Malaysia tăng nhập khẩu. FAO dự báo năm 2016, Nepal sẽ nhập khẩu tổng cộng 550.000 tấn và Malaysia sẽ nhập khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Trong khi đó, Kuwait, Oman và Quatar tăng nhập khẩu gạo do dân số tăng và các nước này không sản xuất gạo nội địa.

Trong trường hợp của Nhật Bản, FAO dự báo nhập khẩu gạo sẽ giảm cùng với cam kết tiếp cận tối thiểu với WTO ở mức 700.000 tấn. Tương tự đối với Đài Loan, FAO dự báo Đài Loan chỉ nhập khẩu 125.000 tấn gạo trong năm 2016, bất chấp sản xuất gạo của Đài Loan giảm trong năm 2015 và Đài Loan cũng xuất khẩu gạo sang Papua New Guinea theo các chuyến hạn cứu trợ lương thực.

FAO dự báo nhập khẩu gạo của châu Á trong năm 2017 sẽ tương đương với mức nhập khẩu năm 2016, đạt 21,1 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu tiếp tục yếu tại khu vực Viễn Đông khiến nhập khẩu gạo của khu vực này sẽ giảm 3% xuống còn 13,7 triệu tấn. Ở cấp quốc gia, nguồn cung nội địa được cải thiện sẽ giúp nhiều nước trong khu vực giảm nhập khẩu gạo trong năm 2017.

Tuy nhiên, đối với trường hợp của Nepal, Lào, và thậm chí Việt Nam, hoạt động nhập khẩu lúa qua biên giới để chế biến và tái xuất sẽ diễn biến bình thường.

FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2017 của Indonesia sẽ giảm mạnh và có thể chỉ đạt 800.000 tấn, giảm 450.000 tấn so với năm 2016, với giả định rằng hoạt động sản xuất sẽ không có biến động lớn, mặc dù dự báo này còn phụ thuộc vào sản xuất năm 2017. Lượng nhập khẩu gạo năm 2017 của Indonesia được FAO dự đoán như trên bao gồm cả nhập khẩu gạo của khu vực tư nhân và của Bulog. Tuy nhiên, các nhà chức trách Indonesia thường chỉ quay trở lại thị trường quốc tế khi lượng thu mua nội địa của Bulog giảm xuống dưới mức dự kiến cho hệ thống phân phối công và các hoạt động can thiệp vào thị trường khác của chính phủ. Hơn nữa, những nỗ lực thúc đẩy sản xuất nhằm đạt mục tiêu tự cung tự cấp sẽ làm giảm động lực nhập khẩu gạo của Indonesia.

Tại Philippines, các tin tức đang dấy lên khả năng các nhà chức trách nước này sẽ dịch chuyển theo hướng thuế hóa hoạt động nhập khẩu gạo, bằng việc có động thái đi trước yêu cầu gia hạn đối xử đặc biệt tại WTO về gạo trước thời gian đáo hạn 30/6/2017. Động thái này sẽ đánh dấu một điểm mốc về các hạn chế định lượng đối với gạo nhập khẩu mà nước này đã xin gia hạn 2 lần trên đường hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp. Thay đổi này sẽ dẫn tới khả năng giá gạo sẽ hợp lý hơn đối với người tiêu dùng, nhờ giảm đi tương ứng với giá gạo trên thị trường quốc tế. Theo cơ chế hiện tại, Lượng tiếp cận tối thiểu (MAV), ở mức 805.200 tấn, chịu mức thuế 35%, trong khi lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch trên sẽ bị áp thuế 50%. Cơ quan lương thực quốc gia (NFA) giữ quyền nhập khẩu lượng gạo này hoặc phân bổ quyền nhập khẩu cho khu vực tư nhân. Để giải quyết các tình huống khẩn cấp và các yêu cầu can thiệp vào thị trường, lượng gạo mà NFA thu mua liên quan trực tiếp với quy định chính thức yêu cầu rằng dự trữ gạo công phải đáp ứng ít nhất 15 ngày tiêu dùng tại bất cứ thời điểm nào và gấp đôi lượng này vào cuối thagns 6 hàng năm. Động thái thuế hóa hoạt động nhập khẩu gạo sẽ dẫn tới duy trì hạn ngạch nhập khẩu 805.200 tấn gạo ở mức thuế 35% như hiện tại, đồng thời tự do hóa nhập khẩu gạo ngoài hạn ngạch với một mức thuế tương đương sẽ được quyết định. Vai trò của NFA sẽ bị hạn chế lại chỉ ở vị trí điều phối và duy trì các kho gạo cho trường hợp khẩn cấp. Nếu được triển khai trong thực tế, động thái này sẽ thúc đẩy Philippines tăn gnhaapj khẩu, mặc dù vẫn phụ thuộc vào mức thuế tương đương mà nước này sẽ quyết định đối với lượng gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Do đó, quyết định cuối cùng về vấn đề này và xem xét động thái hướng tới thuế hóa sẽ vẫn cần các cuộc đàm phán về mức thuế tương đương áp dụng cho gạo ngoài hạn ngạch. FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2017 của Philippines sẽ ở mức 1,3 triệu tấn , giảm 4% so với năm 2016, nhờ triển vọng sản xuất gạo nội địa phục hồi trong năm 2016.

Nhập khẩu gạo năm 2017 của Trung Quốc đại lục được dự báo duy trì ổn định ở mức 6,3 triệu tấn. Mức nhập khẩu ổn định này phản ánh kỳ vọng vào giảm nhập khẩu gạo tiểu ngạch do thắt chặt kiểm soát biên giới, sẽ được bù đắp nhờ tăng luồng nhập khẩu chính ngạch.

Dự báo của FAO dựa trên nhận định rằng giá gạo nội địa Trung Quóc duy trì ở mức cao sẽ khiến gạo nhập khẩu trở thành một lựa chọn hấp dẫn. Về mặt chính sách, các nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định duy trì mức hạn ngạch áp thuế theo quy định của WTO không đổi ở 5,32 triệu tấn trong năm 2017. Lượng hạn ngạch này sẽ được phân bổ đều cho gạo Indica và gạo Japonica, với các doanh nghiệp nhà nước chiếm 50% lượng nhập khẩu.

FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2017 của Malaysia cũng không đổi, ở mức 1,2 triệu tấn. Mặc dù dự báo sản xuất lúa gạo nội địa của Malaysia có khả năng phục hồi trong năm tới, nhưng nước này vẫn sẽ cần tăng cường kho dự trữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân số đang tăng nhanh.

FAO dự báo nhập khẩu gạo của một số nước sẽ tăng, bao gồm Bhutan, Singapore, và Hàn Quốc, phần lớn để đáp ứng các nghĩa vụ cam kết với WTO là sẽ mua 410.000 tấn gạo hàng năm.

FAO cho rằng Bangladesh cũng có khả năng sẽ quay lại nhập khẩu gạo do hiện giá chào bán gạo nội địa đang tăng do khả năng sản lượng gạo nội địa giảm. Ngay cả khi dự báo tăng, FAO cho rằng Bangladesh cũng sẽ chỉ nhập khẩu 400.000 tấn gạo trong năm 2017, thấp hơn nhiều so với mức 1,3 triệu tấn trong năm 2014. Mức thuế đối với gạo nhập khẩu tăng và khả năng giá gạo nội địa giảm khi sản lượng gạo vụ chính Aman xuất hiện trên thị trường là những nguyên nhân kìm hãm nhập khẩu gạo của Bangladesh.

Trong khi đó, FAO nhận định nhập khẩu gạo của khu vực Trung Đông sẽ tăng từ mcs 6,4 triệu tấn dự kiến trong năm 2016 lên 6,9 triệu tấn trong năm 2017. FAO cho rằng Jordan, Saudi Arabia, UAE sẽ tăng nhập khẩu gạo để củng cố các kho dự trữ, sau khi giảm mua trong năm 2016.

FAO cũng cho rằng Iraq sẽ tăng nhập khẩu gạo sau khi giảm nhập khẩu nhiều năm liên tiếp và sản lượng gạo nội địa cũng giảm. FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2017 của Iraq sẽ đạt 1,1 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu nội địa.

FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2017 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng 50.000 tấn so với năm 2016 lên 270.000 tấn. Trong tháng 8 vừa qua, các nhà chức trách nước này đã đệ trình các khuyến nghị thay thế chính sách thuế 0% đối với trộn các loại gạo bằng mức thuế 5% đối với gạo trộn nhưng không chủ đích diễn ra trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc vận chuyển. Nếu được phê chuẩn, biện pháp này được kỳ vọng sẽ cho phép các cơ quan có thẩm quyền xác định và kiện các cơ sở trộn nhiều loại gạo nhằm giảm chi phí có chủ ý.

FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2017 của Iran sẽ tương đương năm 2016, đạt 1,1 triệu tấn nhờ triển vọng sản xuất tích cực trong vụ thu hoạch năm 2016 và những nỗ lực của chính phủ nhằm bảo hộ sản xuất lúa gạo nội địa trước gạo nhập khẩu có tính cạnh tranh cao thông qua những đợt cấm nhập khẩu gạo không liên tục.

Theo FAO


Tin cùng chuyên mục