Sản phẩm tiêu biểu

Sản phẩm được quan tâm nhiều nhất tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tiến Thịnh Phát

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 3

Hôm nay 64

Hôm qua 102

Tháng trước 2371

Tổng truy cập 144053

CHĂM SÓC LÚA VỤ MÙA NĂM 2016

Đăng lúc 02:45 AM ngày 21.12.2016 546

Vụ mùa thời gian từ khi cấy đến khi cây lúa làm đòng rất ngắn (khoảng 30-35 ngày tùy từng giống), trong khi đó sâu bệnh lại dễ phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh bạc lá. Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tập trung, hạn chế sâu bệnh bà con cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc lúa mùa 2016 như sau:

 

1. Chế độ nước tưới:

Ở vụ mùa dễ gặp mưa lớn, nắng nóng nên hay xảy ra hiện tượng cây yếu, thân rớt, thối bẹ lá, rong rêu và ốc bươu vàng phá hại. Do vậy, cần thực hiện phương châm: giữ cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng để phòng úng lụt. Giai đoạn lúa đẻ nhánh chỉ cần giữ mực nước nông và chăm sóc.

Nếu thời tiết có mưa lớn, bị ngập úng bà con cần chú ý:

- Khẩn trương tháo dỡ vó bè, bèo bồng, các vật cản trên sông, kênh, mương để khơi thông dòng chảy, chủ động tiêu thoát nước nhanh nhất.

- Tập trung tháo rút nước ngay trên ruộng khi bị ngập úng. Sau khi ngớt mưa, cần dùng lân supe hoặc một số chế phẩm kích thích ra rễ như KH, PennacP, siêu lân…để rắc hoặc phun giúp cây lúa nhanh phục hồi.

2. Dặm tỉa

Phải hoàn thiện công tác dặm tỉa để ổn định mật độ. Nhóm giống đẻ trung bình như lúa TBR1, Q5: 35-40 khóm/m2; nhóm lúa đẻ khỏe như BC15: 32-35 khóm/m2.

Lúa gieo thẳng: cây cách cây khoảng 8 - 12 cm đảm bảo 90 –100 dảnh/m2 là vừa. Trên chân chua trũng, vụ mùa có thể giảm xuống 80-90 dảnh/ m2 để chống đổ tốt. Trong quá trình dặm tỉa bà con chú ý, chỗ nào quá thưa, mất khoảng: cây cách cây trên 20 cm mới cần dặm vào để hạn chế công lao động.

3. Bón phân thúc

Vụ mùa nếu bón phân muộn làm cho lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh đồng thời có thể xảy ra hiện tượng lúa vừa đẻ nhánh, vừa làm đòng làm giảm năng suất. Phương châm bón phân vụ mùa là: bón lót sâu, thúc sớm, bón tập trung, không bón lai rai. Như vậy, sau cấy khoảng 5 ngày kiểm tra thấy cây bén rễ hồi xanh là bón phân ngay.

Để giúp lúa sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế bạc lá và đổ ngã cuối vụ, khuyến cáo bà con nên sử dụng NPK chuyên thúc cho lúa có hàm lượng đạm và kaly cao như loại 12:5:10, 16:5:17, 17:5:16 … với lượng 12-15 kg NPK chuyên thúc/sào tùy thuộc chân đất và giống lúa.

Có thể bón dứt điểm 1 lần hoặc chia 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 7-10 ngày). Diện tích cấy muộn cuối tháng 7 chỉ bón 1 lần. Nên bón vào lúc chiều mát để hạn chế bốc hơi. Sau khi bón xong nên dùa đục nước hoặc bón xong mới làm cỏ, dặm tỉa để nâng cao hiệu quả phân bón.

Trong quá trình chăm sóc lúa bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

 
Trạm Khuyến nông huyện Tiền Hải

Tin cùng chuyên mục